Thuật ngữ Call Margin – cơn ác mộng của các trader

Thị trường Forex hiện nay không còn là điều xa lạ đối với nhiều người. Để trở thành một trader chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần kinh nghiệm mà còn phải hiểu rõ được bản chất của thị trường. Nắm bắt được các thuật ngữ trên thị trường Forex đối với một trader là điều cực kỳ có lợi. Vậy thuật ngữ call margin là gì ? Khi nào các trader sẽ bị call margin và nên giải quyết như thế nào ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.

Thuật ngữ call margin

Khái niệm về call margin 

Call margin dịch theo tiếng Việt gọi là cuộc gọi ký quỹ, thuật ngữ này như là một cơn ác mộng mà không trader nào muốn gặp phải khi giao dịch trên các thị trường Forex. Đây là một dấu hiệu cho thấy tiền của bạn đã và đang dần “ biến mất “.

Đối với các giao dịch sử dụng nguồn vốn đi vay để đầu tư, các trader phải thực hiện quá trình ký quỹ duy trì ổn định vị thế mở của nó. Số tiền ký quỹ sẽ phụ thuộc vào quy mô và số lượng vị thế mở phụ thuộc của bạn. Nếu như số tiền ký quỹ yêu cầu của bạn trong trường hợp này giảm xuống mức độ được quy định, bạn sẽ nhận được thông báo “ Call Margin “ từ sàn giao dịch. Lúc này, bạn sẽ có hai biện pháp lựa chọn.

  • Nạp thêm tiền vào tài khoản để giữ duy trì các lệnh đang lỗ.
  • Đóng toàn bộ hoặc một phần các lệnh đang bị thua lỗ nhằm tăng tỷ lệ margin level.

Call margin là gì ?

Call margin là thông báo các trader sẽ nhận được từ sàn giao dịch khi mức ký quỹ ( Margin level ) giảm xuống dưới tỉ lệ của sàn dã quy định, thông báo này giúp các trader có thể can thiệp kịp thời với tài khoản giao dịch của mình.

Các trader sẽ có khoảng từ 2 đến 5 ngày để đáp ứng lệnh gọi ký quỹ. Nếu như trader không có phản hồi hay bất cứ động thái nào theo lệnh, nghĩa là trường hợp các trader không nạp thêm tiền hay không huỷ bớt các lệnh đang thua lỗ. Thì lúc này sàn giao dịch sẽ tự động can thiệp đóng lệnh của trader để bù vào khoản tiền còn thiếu trong tài khoản.

Khi nào các trader sẽ bị Call Margin ?

Với mỗi sản giao dịch sẽ có một quy định tỷ lệ gọi là Margin level cho các call margin khác nhau với các tỷ số như 80%, 100%, 150%. Công thức tính mức ký quỹ như sau: Margin level = Vốn chủ sở hữu / ký quỹ sử dụng x 100%.

Khi khởi đầu vị thế giao dịch thì sẽ có mức margin level rất cao nhưng trong quá trình giao dịch nếu như hướng đi dự đoán không cùng hướng với thị trường thì margin level sẽ giảm và vị thế giao dịch của bạn sẽ dần mất đi.

Khi margin level giảm xuống mức độ đã quy định thì bạn sẽ nhận được thông báo margin. Nếu như không có biện pháp can thiệp để khắc phục thì margin level của bạn sẽ về 0 hoặc hơn thế nữa là về số âm. Lúc này sẽ thua sạch số tiền đã bỏ ra.

Khi nào trader sẽ gặp call margin ?

Ví dụ về cách tính Call Margin chính xác nhất

Ví dụ sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách tính này. Giả sử hiện tại bạn có 5.000 $ trong tài khoản của mình và bạn muốn mở một vị thế giao dịch để bán 1 lot cặp tiền USD/JPY. Mức yêu cầu ký quỹ mà sàn quy định là 100%. Nguồn vốn vay được để đầu tư của bạn muốn sử dụng là 1:25 nên mức ký quỹ yêu cầu sẽ là 4000$.Trong trường hợp này, ký quỹ đã sử dụng sẽ là 4.000 $, với  1.000 $ còn lại sẽ là ký quỹ khả dụng. Tổng cộng, bạn sẽ có 5.000 $ là vốn của chủ sở hữu sẵn có trong tài khoản của bạn vì lúc này giao dịch chưa bắt đầu và các khoản thanh toán đã thua lỗ chưa xảy ra.

Khi bạn mở vị thế giao dịch để bán 1 lot USD/JPY và kỳ vọng giá sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, thị trường này lại không di chuyển theo đúng hướng mà bạn đã dự đoán và giá cả của nó bắt đầu đi lên. Hãy tưởng tượng rằng thị trường đi ngược hướng dự đoán khiến bạn lỗ 1.000$, khi đó bạn chỉ còn lại 4.000 $. Áp dụng công thức Margin level =  Vốn chủ sở hữu / ký quỹ sử dụng x 100% = 4.000/4.000*100% = 100%. Tỷ lệ này bằng với ký quỹ của sản yêu cầu. Với tỷ lệ này sàn giao dịch sẽ gửi cho bạn thông báo call margin, yêu cầu bạn nạp thêm tiền vào tài khoản của mình hoặc đóng bớt lệnh giao dịch đang bị lỗ. 

Nếu giá giao dịch vẫn tiếp tục tăng và tỷ lệ margin level giảm xuống dưới 100% mà bạn không có áp dụng biện pháp khắc phục thì sàn giao dịch sẽ thanh lý vị thế giao dịch trong tài khoản của bạn.

Tính toán cẩn thận khi bắt đầu giao dịch

Những lưu ý cần biết để tránh Call Margin  

Mặc dù, chúng ta vẫn có biện pháp khắc phục khi gặp call margin nhưng những biện pháp này vẫn phải mất thêm tiền và có những rủi ro nhất định. Cha ông ta có câu tục ngữ “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh “, vậy tại sao chúng ta lại không đưa ra biện pháp cho mình để tránh nhận được call margin. Sau đây là một vài lưu ý có thể giúp ích được cho bạn.

  • Đọc kỹ tất cả các thoả thuận được cung cấp, hiểu rõ về mức yêu cầu ký quỹ của sàn giao dịch và tính toán thật kỹ trước khi có quyết định tham gia giao dịch.
  • Quản lý tốt rủi ro của bạn thật cẩn thận bằng cách luôn luôn đặt lệnh Stop loss. Đây là công cụ trợ giúp giảm thiểu rủi ro khá hiệu quả mà bạn nên dùng với bất cứ lệnh nào được đưa ra.
  • Sử dụng vôn cho vay để đầu tư cao để có thể mang nhiều lợi nhuận, mặc dù điều này cũng sẽ khiến bạn nhận được Call Margin cao hơn. Vì vậy, nếu chưa có đủ kinh nghiệm lâu năm hay mức độ thành thạo nhất định.
  • Giữ vững được số tiền ký quỹ trong tài khoản của bạn một cách hợp lý, chỉ nên sử dụng không vượt quá 1% vốn chủ sở hữu tài khoản của bạn cho bất kỳ một giao dịch đơn lẻ nào khác và không vượt quá 5% trên tất các giao dịch khác tại bất kỳ thời điểm nào hiện tại.

Cẩn trọng trong việc đầu tư là cần thiết

Kết luận

Hiểu rõ về thuật ngữ call margin là gì sẽ là kiến thức quan trọng đối với các trader muốn học giao dịch, mặc dù đa số chúng ta đều coi Call Margin là một mối đe dọa nhưng nhiệm vụ của nó cho đến cùng vẫn là giúp chúng ta bảo vệ được vốn chủ sở hữu của mình mà không bị cạn kiệt. Hy vọng bài viết trên sẽ là một kiến thức hỗ trợ các trader trên thị trường Forex.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top Brokers
Sàn OANDA được thành lập vào năm 1996 là một sàn giao dịch tiên phong tại Mỹ về lĩnh vực đầu tư Forex và các loại hàng hóa, chỉ số phái sinh. Tuổi đời lâu năm chính là bằng chứng rõ nét nhất về uy tín của sàn.
Sàn Tickmill là một trong những sàn giao dịch FX lớn trên thế giới, với tuổi đời lâu năm Tickmill chắc chắn là một trong những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng đầu tư.
XTB
Sàn XTB được quy định bởi những tổ chức quản lý quốc tế đảm bảo rằng XTB luôn phải tuân thủ theo những chính sách nghiêm ngặt mà các tổ chức này đã đặt ra.
FxPro là một sàn giao dịch lớn nhất trên thế giới hiện nay. Sàn được thành lập năm 2006, nhận được vô số giải thưởng lớn trong ngành đầu tư tài chính và là một trong những Broker đấy tin cậy trên thế giới.
Sàn Exness là một trong những sàn môi giới uy tín và lớn nhất trên thế giới cũng như Việt Nam. Exness là một ông lớn thực sự ở trong ngành xét về cả tính quy mô, sự “giàu có” và lẫn cả khối lượng giao dịch khủng khiếp mà sàn đã có được hàng tháng